1. Sử dụng Thẻ Tín Dụng một cách “có ý đồ”:
Thẻ tín dụng không chỉ là một công cụ thanh toán tiện lợi, mà còn là một công cụ hỗ trợ tài chính cá nhân hiệu quả. Tại Việt Nam, việc sử dụng thẻ tín dụng đang trở nên ngày càng phổ biến, nhưng điều quan trọng là phải biết cách sử dụng nó một cách thông minh và an toàn. Dưới đây là một số lưu ý thông qua việc sử dụng thẻ tín dụng:
Thực hiện chi tiêu có mục đích:
Sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán cho các chi tiêu có mục đích như mua sắm hàng hóa cần thiết hoặc thanh toán hóa đơn hàng tháng. Tránh việc sử dụng thẻ tín dụng cho các chi tiêu không cần thiết hoặc tiêu xài không kiểm soát. Kế đến là:
- Nên tiêu vào ngày nào mới là tối ưu?
Bạn cần quan tâm đến các thông tin: Thẻ loại miễn lãi 45 ngày hay 55 ngày? Ngày sao kê thẻ là ngày mấy? Ngày thanh toán cuối thường là ngày mấy?
VD: Bạn có thẻ tín dụng MBbank Visa (Modern Youth) sao kê ngày 5, thanh toán ngày 20, miễn lãi 45 ngày.
Bạn tiêu tiền vào “ngày 6 tháng này” là đẹp nhất, lúc này chính là thời gian miễn lãi tối đa là 45 ngày. Nếu bạn tiêu vào “ngày 7 tháng này” thì miễn lãi là 44 ngày, “ngày 8 tháng này” thì miễn lãi còn 43 ngày…Nếu bạn tiêu tiền vào “ngày 4 tháng sau” thì ngày miễn lãi của thẻ chỉ được tầm 15 ngày (xem hình minh họa)
Vậy bạn nên dự kiến tiêu dùng thẻ vào ngày 6 tháng này là hợp lý nhất vì lúc này thời hạn miễn lãi mới là tối đa (tiêu vào ngày 5 cũng được nhưng nên chờ App MBbank hiện sao kê lên rồi hẵng tiêu). Thực sự thì bạn sẽ cần đến tiền có thể bất kỳ vào ngày nào, nên là bạn sẽ chi tiêu đâu đó nằm ở khoảng thời gian ở giữa ngày 6 tháng này cho đến ngày 4 tháng sau, cái này sẽ xảy. Thế nên bạn cần hiểu rõ để chi tiêu thẻ hiệu quả hơn.
- Nên trả vào ngày nào?
Khi trả nợ thì: thanh toán trong vòng 15 ngày từ ngày sao kê đối với loại thẻ miễn lãi 45 ngày (trong vòng 25 ngày đối với loại thẻ miễn lãi 55 ngày). Trả càng sớm thì điểm tín dụng càng tốt.
Ở VD trên đối với thẻ tín dụng MBbank Visa (Modern Youth) thì thời gian trả nợ là từ ngày 6 tháng sau cho đến ngày 20 tháng sau (15 ngày). Các khoản nợ này phát sinh từ các ngày có màu xanh lá.
Lưu ý quan trọng: Nếu bạn chọn trả phương án “Trả tối thiểu” thì mặc nhiên bạn mất quyền miễn lãi. Khoản nợ hiện ở sao kê sẽ chịu lãi theo hợp đồng tín dụng, thường trung bình là trên dưới 30%/năm, như Vpbank còn lên đến gần 50%/năm. Chỉ có vài ngân hàng nhà nước như Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Argibank là loanh quanh mốc tầm 18%/năm (số liệu sẽ thay đổi tùy theo thời gian nên thông tin chỉ dùng để tham khảo)
Trả không đủ còn chịu phí phạt trả chậm nữa (khá cao)
Bạn nên trả hết (không thiếu 1 đồng nào). Nếu không thì tìm cách chuyển đổi trả góp bớt hoặc tìm dịch vụ gia hạn nợ bên ngoài. Thường thì hạng thẻ càng cao thì lãi của thẻ sẽ thấp hơn, nhiều ưu đãi hơn nhưng phí thường niên sẽ cao hơn. Và ngược lại, hạng thẻ thấp thì lãi thẻ cao hơn, ít ưu đãi hơn và phí thường niên thấp hơn.
Nếu khoản chi tiêu phát sinh vào chính ngày sao kê thì tùy thuộc vào việc ngân hàng đã chốt sao kê hay chưa. Nếu chốt sao kê trước cái giao dịch mà bạn tiêu vào ngày này, thì bạn được miễn lãi tối đa, nếu chốt sao kê sau thì bạn được miễn lãi tối thiểu. Mỗi ngân hàng lại có cách chốt sao kê riêng, thế nên bạn cần có kế hoạch và theo dõi việc chi tiêu từ thẻ của bạn.
Thiết lập ngân sách cá nhân:
Đặt ra một ngân sách hàng tháng cho các chi tiêu và tiêu dùng, và sử dụng thẻ tín dụng để kiểm soát việc tuân thủ ngân sách này. Cập nhật và theo dõi các khoản chi tiêu hàng ngày để tránh việc vượt quá ngân sách đã đặt ra.
- Để quản lý hợp lý tôi gợi bạn nên dùng ứng dụng để theo dõi chi tiêu. Ví dụ như phần mềm Finance Assist, Money Lover (sẽ nói ở bài khác)
- Nên tiêu bao nhiêu là hợp lý? Cái này thì tùy thu nhập cá nhân mỗi người nhiều hay ít mà cân đối. Theo kinh nghiệm cá nhân của tôi thì bạn chỉ nên tiêu tối đa 80% hạn mức thẻ.
2. Các Rủi Ro và Biện Pháp Phòng Tránh:
- Rủi ro về nợ nần: Sử dụng thẻ tín dụng có thể dẫn đến nợ nần nếu không quản lý tài chính cá nhân một cách cẩn thận. Tránh chi tiêu vượt quá khả năng thanh toán và thực hiện thanh toán đầy đủ số tiền đến hạn để tránh các chi phí phạt và lãi suất phát sinh.
- Bảo vệ thông tin cá nhân: Đảm bảo bảo vệ thông tin cá nhân và thông tin thẻ tín dụng của bạn bằng cách không chia sẻ thông tin thẻ hoặc mật khẩu với bất kỳ ai. Kiểm tra địa chỉ URL và tính hợp pháp của các trang web trước khi cung cấp thông tin thẻ tín dụng trực tuyến. Sẽ có các bài viết nhằm cảnh báo bạn về các hành vi gian lận để bạn có thể phòng tránh tốt hơn.
Việc sử dụng thẻ tín dụng không chỉ đem lại sự thuận tiện trong giao dịch mà còn là một công cụ quản lý tài chính cá nhân mạnh mẽ. Bằng cách sử dụng thẻ tín dụng một cách thông minh và an toàn, người dùng có thể tận hưởng các lợi ích của nó mà không gặp phải các rủi ro và vấn đề phát sinh.
3. Bạn muốn rút tiền ra từ thẻ tín dụng?
Trong trường hợp bạn mong muốn rút số tiền trong thẻ ra để chi tiêu cho mục đích cá nhân thì bạn có 2 lựa chọn:
- Rút tiền ở cây ATM của ngân hàng đó: Do thẻ mục đích là để chi tiêu mua hàng nên nếu bạn rút tiền ở cây ATM bạn sẽ chịu phí rút cao từ 4-6% số tiền bạn rút. Ngoài ra, bạn sẽ chịu lãi trên số tiền rút ra kể từ lúc bạn rút với lãi suất cao.
- Rút tiền qua dịch vụ quẹt pos để giảm thiểu chi phí sử dụng: Phí rút tiền sẽ thấp hơn từ 50% và sẽ được miễn lãi theo chu kỳ sao kê của thẻ.
Để rút tiền từ thẻ tín dụng của bạn qua dịch vụ Rút đáo thẻ tín dụng Tuyên Quang CCW bạn cứ liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn hợp lý.