Chuyên mục
Thẻ tín dụng

CÓ NÊN TRẢ TỐI THIỂU KHI DÙNG THẺ TÍN DỤNG KHÔNG?

Trả tối thiểu (thường từ 2% – 5% khoản nợ của kỳ sao kê đó) khi sử dụng thẻ tín dụng thực ra không nên, và đây thường được coi là một chiến lược không tối ưu lắm vì chi phí đắt hơn. Dưới đây là một số lý do:

  1. Chi phí về lãi suất cao: Trả tối thiểu của thẻ tín dụng thường đòi hỏi bạn trả một khoản tiền nhỏ so với tổng số nợ từ 2-5%. Nhưng trong đó, tiền lãi trung bình hàng năm thường trên dưới 30%/năm và thậm chí lên đến gần 50%/năm (khoảng 2.5-4%/tháng)
  2. Nợ gốc trả được ít: Trả tối thiểu thì tính ra trả nợ gốc vào thẻ được rất là ít do lãi suất cao và chủ yếu là để tránh chủ thẻ bị tính phạt trả chậm. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nợ nần dai dẳng.
  3. Ảnh hưởng đến điểm tín dụng: Trả tối thiểu cũng có thể ảnh hưởng không tốt đến điểm tín dụng của bạn so với bạn trả hết dư nợ hiện trên sao kê của kỳ đó.
  4. Trích nợ tự động thiếu: Khi trả tối thiểu, chủ thẻ thường để tự động trích nợ từ tài khoản thanh toán. Nhưng rủi ro ở chỗ, chủ thẻ tiêu tiền hoặc cũng đặt tự động thanh toán từ nhiều hóa đơn cần trả khác dẫn đến tài khoản thanh toán không đủ so với số cần thanh toán tối thiểu của thẻ tín dụng. Điều này (ngoài việc tính lãi của thẻ) dẫn đến bị tính phạt trả chậm từ 4-6% khoản nợ (tối thiểu cũng phải 50-150k).

Vì vậy, trả tối thiểu thẻ tín dụng không phải là một chiến lược tài chính tối ưu. Thay vào đó, nếu có thể, hãy cố gắng trả hết số tiền nợ hàng tháng.

Kể cả bạn trả thiếu 1 nghìn đồng so với khoản nợ trên sao kê thì thẻ vẫn bị tính lãi trên khoản nợ này nha!